ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG
Đoàn thể

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 5

  • Hôm nay 371

  • Tổng 1.507.562

Điểm tựa của bản, làng

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Những năm qua, việc phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận trong tỉnh hết sức chú trọng. Họ là những tấm gương sáng trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và vận động đồng bào chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc, miền núi.

Thực hiện Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg ngày 1-2-2008 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Công an tỉnh (cơ quan chủ trì) đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, UBND các huyện, thành phố cùng các đơn vị liên quan trong việc rà soát, lập danh sách, phân công quản lý và triển khai đồng bộ các hoạt động vận động, phát huy vai trò người có uy tín ở các cộng đồng dân cư.

Đến nay, toàn tỉnh có 106 người được công nhận là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người dân tộc Bru Vân Kiều (82 người) và dân tộc Chứt (22 người). Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, Công an và các ban, ngành, các đoàn thể chính trị xã hội ở các địa phương đã thường xuyên phối hợp triển khai nhiều hoạt động thăm hỏi, gặp mặt, giao lưu với người có uy tín.

Qua đó đã lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến chỉ thị, nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nhất là các nội dung liên quan đến dân tộc, tôn giáo và cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội, an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh cho người có uy tín nhằm phát huy vao trò của họ trong việc vận động đồng bào các dân tộc giữ gìn đoàn kết, tham gia phòng chống tội phạm, tích cực xóa đói giảm nghèo.

Một điều dễ nhận thấy rằng, thời gian qua, được Đảng, Nhà nước quan tâm thực hiện nhiều chính sách ưu đãi đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên bộ mặt nông thôn miền núi trên địa bàn tỉnh ta ngày càng khởi sắc, đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số không ngừng được cải thiện nâng cao.

Thông qua nhiều chương trình, dự án như chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình 135, chính sách định canh, định cư, chương trình 30a của Chính phủ và nhiều chính sách ưu tiên về y tế, giáo dục, văn hóa xã hội tạo cho bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh nhà có nhiều chuyển biến rõ rệt. 

Các già làng trưởng bản, người có uy tín ở các dân tộc thiểu số luôn quan tâm đến việc giữ gìn, bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Các già làng trưởng bản, người có uy tín ở các dân tộc thiểu số luôn quan tâm đến việc giữ gìn, bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Kết quả trên không chỉ là sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương mà còn có sự đóng góp công sức quan trọng của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Họ là những người luôn gương mẫu trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các phong trào, các cuộc vận động lớn ở địa phương.

Đối với lĩnh vực phát triển kinh tế, người có uy tín luôn đi đầu trong việc học hỏi, tiếp cận các thành tựu khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, mạnh dạn đầu tư các mô hình mới phù hợp với điều kiện địa phương để cải thiện cuộc sống. Họ không những biết làm giàu cho bản thân, gia đình mình mà còn giúp đỡ, hướng dẫn nhiều người trong làng, bản cách làm ăn để thoát khỏi đói nghèo. Nhờ đó, xuất hiện ngày càng nhiều hộ gia đình ở các địa bàn vùng dân tộc thiểu số thoát khỏi đói nghèo vươn lên thành hộ khá, giàu, tiêu biểu như các hộ gia đình Hồ Soa, dân tộc Vân Kiều ở bản Khe Dây (Trường Xuân, Quảng Ninh), Cao Duy Ư, dân tộc Chứt (Hóa Sơn, Minh Hóa), Hồ Viên, dân tộc Chứt (Thanh Hóa, Minh Hóa), Hồ A Lai, dân tộc Vân Kiều (Kim Thủy, Lệ Thủy)...

Nhiều điển hình người có uy tín trong các phong trào “Sản xuất tốt, công tác xã hội giỏi” được các cấp ủy Đảng, chính quyền đánh giá cao, được nhân dân tín nhiệm như chị Hồ Thị Con, dân tộc Vân Kiều (Trường Sơn, Quảng Ninh), Đinh Hợp, người MaCoong, dân tộc Vân Kiều (Thượng Trạch, Bố Trạch), Phạm Thị Lâm, dân tộc Chứt (Lâm Hóa, Tuyên Hóa)...

Các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, chính quyền các địa phương đã tích cực vận động những người có uy tín phát huy vai trò của mình trong việc bảo vệ chủ quyền, đường biên, cột mốc, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, tham gia giải quyết tốt các vụ tranh chấp, mẫu thuẫn trong nội bộ cộng đồng, vận động đồng bào xây dựng nếp sống văn hóa mới, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Bằng uy tín của mình, người có uy tín ở các thôn, bản trên địa bàn tỉnh đã tích cực vận động nhân dân các dân tộc xây dựng khối đại đoàn kết, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương; giáo dục các thế hệ con, cháu giữ gìn thuần phong mỹ tục, nền nếp gia phong trong mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. Đặc biệt, những người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn tích cực tham gia giải quyết thành công nhiều vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tham gia giáo dục, rèn luyện thanh thiếu niên chậm tiến, người lầm lỡ, vận động quần chúng thực hiện tốt phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”... 

Với mỗi bản, làng của các dân tộc thiểu số, vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong dòng họ, cộng đồng hết sức quan trọng. Và từ thực tiễn cho thấy nơi nào, địa phương nào làm tốt công tác phối hợp với già làng, trưởng bản để tổ chức các phong trào quần chúng thì nơi đó đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Không chỉ là “điểm tựa” của bà con trong phát triển kinh tế, giúp nhau ổn định cuộc sống, người có uy tín ở các địa phương còn được xem là những “nghệ nhân dân gian” trong các lĩnh vực âm nhạc, dân ca, dân vũ. Họ am hiểu sâu sắc về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, các lễ hội của dân tộc mình. Trong đời sống thường ngày, người dân tộc thiểu số thường sử dụng các làn điệu dân ca của dân tộc mình ngay cả khi lên nương làm rẫy, khi ru con và trong các buổi sinh hoạt cộng đồng.

Điều đáng ghi nhận là từ các làn điệu dân ca cổ của dân tộc, bà con đã biết viết lời mới có nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước, ca ngợi cuộc sống lao động sản xuất của địa phương. Hằng năm, vào dịp tết cổ truyền của dân tộc, nhiều địa phương, bản làng đã tổ chức các chương trình văn nghệ quần chúng, thu hút rất đông người dân tham gia. Không ít lễ hội truyền thống được khôi phục, bảo vệ như lễ hội đập trống của người MaCoong, lễ hội lấp lỗ, lễ hội đâm trâu của đồng bào Vân Kiều, khơi dậy những nét đẹp truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.

Kết quả trên cho thấy, qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 06 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, người có uy tín đã trở thành lực lượng nòng cốt, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân. Bằng những việc làm cụ thể, người có uy tín đã có nhiều đóng góp thiết thực trong các phong trào thi đua yêu nước và vận động đồng bào các dân tộc chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.     

Theo: baoquangbinh.vn

Các tin khác