ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG
Đoàn thể

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 3

  • Hôm nay 62

  • Tổng 1.528.211

Minh Hóa, Quảng Bình: 70% lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo

Xem với cỡ chữ : A- A A+
Thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Minh Hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực. Người dân được đào tạo đã chuyển đổi nghề phù hợp từng bước sản xuất, kinh doanh tăng năng suất tạo thu nhập ổn định.

        Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 5-11-2012 của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn”, Huyện Ủy, UBND huyện giao trách nhiệm cho Phòng LĐTB&XH chủ trì phối hợp với Phòng NN&PTNT, Trung tâm Giáo dục-Dạy nghề, các tổ chức chính trị xã hội tư vấn, vận động nhân dân tham gia học nghề, tư vấn miễn phí cho nông dân về dạy nghề, việc làm, thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh, trang trại và tham gia giám sát tình hình thực hiện.

Lao động nông thôn ở huyện Minh Hóa có việc làm sau đào tạo trong 5 năm qua đạt 70%. (ảnh minh họa)

     Với sự nỗ lực đó, trong 5 năm qua (2012 đến 2017), Trung tâm Giáo dục-Dạy nghề huyện Minh Hóa đã mở được 42 lớp dạy nghề, đào tạo nghề cho 1.434 học viên. Trong đó, 811 người theo học nghề nông nghiệp và 623 người học nghề phi nông nghiệp. Tỷ lệ học viên sau khi tốt nghiệp có việc làm đạt trên 70%.

 

     Hằng năm, Phòng LĐTB&XH huyện đã tích cực phối hợp với các phòng, ban chuyên môn rà quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã; từ đó khảo sát, xác định nhu cầu sử dụng lao động các ngành nghề phù hợp với từng địa phương, từng gia đình để định hướng nghề, hỗ trợ việc đào tạo nghề phù hợp.

     Chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn có các chính sách hỗ trợ các đối tượng là người khuyết tật tối đa 6 triệu đồng/người/khóa học. Người thuộc hội đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hoặc thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn được hỗ trợ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học. Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm... được hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học. Ngoài ra, nhiều đối tượng tham gia học nghề còn được hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại...

     Dù đã có những chuyển biến tích cực, nhưng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Minh Hoá vẫn còn những hạn chế, khó khăn. Nguồn lực lao động nông thôn trên địa bàn dồi dào, nhưng tỷ lệ tham gia học nghề chưa tương xứng với tiềm năng; công tác tuyên truyền các chính sách học nghề cho lao động ở một số xã còn hạn chế; Cơ sở vật chất dạy học đang còn thiếu và yếu. Chưa có chính sách cụ thể nhằm tạo việc làm cho người lao động sau khi được đào tạo nghề...

Nguồn:info.net

Các tin khác