VĂN BẢN MỚI
Thống kê truy cập
Số lượng và lượt người truy cập
-
Online 7
-
Hôm nay 3811
Tổng 2.334.353
WEBSITE SỞ NGÀNH
Phát huy lợi ích trồng rừng từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội.
Thời điểm này, nhân dân ở một số thôn xã Xuân Hóa đang khai thác rừng được trồng từ những năm 2013-2014, trung bình mỗi héc ta keo lai đến chu kỳ khai thác (sau 5 – 6 năm trồng) nếu chăm sóc đúng quy trình sẽ cho năng suất khoảng 100 tấn gỗ nguyên liệu/héc ta. Giá thu mua như hiện nay dao động từ 1,1 - 1,2 triệu đồng/tấn, mỗi héc ta rừng sẽ cho thu nhập 60-80 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, còn lãi khoảng 40 - 60 triệu đồng/ha. Trong xã có những hộ trồng trên 5 - 6 ha rừng, vừa qua khai thác gỗ có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Người dân thôn Minh Xuân, xã Xuân Hóa khai thác gỗ rừng trồng |
Gia đình ông Đinh Thanh Bình ở thôn Minh Xuân có hơn 6 ha đất rừng nghèo kiệt. Từ năm 2010, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ phủ xanh đất trống đồi trọc, gia đình đã phát dọn và trồng cây keo trên một phần diện tích. Nhưng do điều kiện kinh tế không cho phép nên mỗi năm ông chỉ trồng được một vài héc-ta.
Đến năm 2016, dưới sự giúp đỡ của tổ tiết kiệm và vay vốn của NHCSXH huyện Minh Hóa đã giúp ông tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu dãi của chính phủ dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, gia đình ông đã mạnh dạn vay vốn từ NHCSXH với số tiền 50 triệu đồng từ nguồn vốn hộ cận nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội để phát triển trồng rừng. Đến nay, gia đình ông đã có hơn 5 ha rừng, trong đó nhiều diện tích đã đến tuổi khai thác và đã trả được một phần nợ vay từ NHCSXH. Theo ông Bình, ở địa phương trồng cây keo lớn nhanh hơn so với cây mỡ, chỉ khoảng 5 - 6 năm là đã có thể cho thu hoạch. Đồng thời trồng cây keo chỉ mất hai năm đầu phải làm cỏ, sau khi cây có tán rộng thì cỏ ít dần nên công chăm sóc càng giảm theo từng năm.
Theo tính toán của người dân, mỗi héc-ta rừng keo từ khi trồng đến khi thu hoạch tiền công chăm sóc mất khoảng 3 triệu đồng/ha. Tuy nhiên do nhiều hộ thiếu kinh nghiệm nên nhiều diện tích rừng trồng cây bị chết, mọc không đều hoặc trồng quá dày nên lớn chậm, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng gỗ, giảm về thu nhập. Mặc dù vậy, trong hai năm trở lại đây ở thôn Minh Xuân, xã Xuân Hóa đã xuất hiện nhiều hộ bán gỗ rừng trồng có thu nhập cao. Tiêu biểu như hộ ông Đinh Thanh Bình, bà Đinh Thị Nghĩa, … khai thác 5 -6 ha gỗ rừng trồng đem về thu nhập hơn 150 triệu đồng; gia đình ông Đinh Xuân Hóa, ông Đinh Thanh Sơn, ông Cao Văn Đoàn khai thác 3 - 4 ha gỗ rừng trồng mỗi hộ thu về trên 100 triệu đồng…
Theo đồng chí tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn NHCSXH: Nhìn chung trong những năm qua, nhờ hiệu quả kinh tế thực tế từ việc trồng rừng do nguồn vốn vay NHCSXH mang lại làm cho thu nhập nhân dân trong thôn tăng cao, nhận thức về công tác vay vốn, trả lãi, trả nợ và tham gia tiết kiệm thông qua tổ vay vốn càng ngày càng hiệu quả./.
CTV: Nguyễn Thị Hải Yến
- Bàn giao nhà "Đại đoàn kết" tại huyện Minh Hóa (21/11/2018)
- Những người 'gieo chữ' dưới chân núi Giăng Màn (21/11/2018)
- Tăng cường hỗ trợ giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (21/11/2018)
- Tiếp tục hỗ trợ đồng bào dân tộc Chứt phát triển kinh tế - xã hội bền vững (14/11/2018)
- Tiếp tục thực hiện cho vay hộ nghèo làm nhà theo QĐ 48/2014/QĐ-TTg giúp bà con nhân dân hộ nghèo yên tâm hơn trong mùa mưa lũ (31/10/2018)
- Hiệu quả từ việc huy động vốn ở xã Trung Hóa (31/10/2018)
- Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Minh Hóa triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2018 (31/10/2018)
- Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Minh Hóa đồng hành cùng người nghèo. (24/10/2018)
- Minh Hóa: Sơ kết 02 năm thực hiện Nghị quyết và các chương trình trọng điểm (11/10/2018)
- NHCS Xã hội huyện Minh Hóa: Hiệu quả từ chính sách cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quyết định 33/2015 của Thủ tường Chính phủ. (04/10/2018)