ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG
Đoàn thể

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 4

  • Hôm nay 372

  • Tổng 1.586.303

Huyện Minh Hoá và sức lan tỏa của Chỉ thị số 40

Font size : A- A A+
Sau 05 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 24/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40), hộ nghèo và đồng bào DTTS ở huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình có điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách thuận lợi, kịp thời hơn để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới của địa phương.


Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho đồng bào các dân tộc đầu tư chăm sóc, cải tạo, trồng mới 1.006 ha rừng, phát triển đàn gia súc gia cầm trên 36 nghìn con…

 

Thực hiện Chỉ thị số 40, các cấp ủy, chính quyền đã chuyển biến nhận thức rõ rệt về công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình. Huyện ủy đã tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị mới của Đảng đến các ban ngành, các Đảng ủy xã, thị trấn; đồng thời ban hành chương trình hành động, triển khai thực hiện Chỉ thị số 40. UBND các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH hoạt động hiệu quả như ưu tiên chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương để bổ sung cho vay hộ nghèo và các gia đình đồng bào DTTS khó khăn.

Đến nay, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách ở huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình đạt hơn 366 tỷ đồng, tăng 114 tỷ đồng so với cuối năm 2014. Mặc dù còn là một trong những vùng miền nghèo nhất tỉnh nhưng UBND huyện Minh Hoá vẫn ưu tiên chuyển 1,04 tỷ đồng ủy thác sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

 

Đồng chí Cao Thanh Hải – Bí thư Đảng uỷ và các đồng chí trưởng, phó Ban giảm nghèo xã Hoá Hợp tham gia họp giao ban tại phiên giao dịch xã để nắm bắt tình hình và chỉ đạo các biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn hoạt đồng tín dụng chính sách trên địa bàn xã.

 

Thông qua mạng lưới 268 Tổ tiết kiệm và vay vốn và hệ thống 16 Điểm giao dịch xã, cùng sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, trong 5 năm qua, NHCSXH huyện Minh Hoá đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “đánh nghèo tại chỗ”. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho đồng bào các dân tộc đầu tư chăm sóc, cải tạo, trồng mới 1.006 ha rừng, phát triển đàn gia súc gia cầm trên 35.658 con; mở rộng hàng nghìn m2 nhà xưởng sản xuất, cho vay làm 2.523 căn nhà cho hộ nghèo,…

Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị - xã hội đã phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Cụ thể, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội CCB, Đoàn thanh niên huyện đã cùng NHCSXH mở hơn 30 lớp tập huấn nghiệp vụ tín dụng cho gần 3,6 nghìn lượt hội viên. Hội đoàn thể nhận uỷ thác cấp huyện, cấp xã đã làm tốt nhiệm vụ ủy thác với NHCSXH về các khâu sử dụng vốn vay ưu đãi đúng mục đích, đạt hiệu quả, hoàn trả nợ, nộp lãi vay đúng quy định, nên nhiều năm liền tình trạng nợ quá hạn, lãi tồn đọng giảm thấp.

Anh Hồ Thân thuộc dân tộc Bru - Vân Kiều luôn nằm trong diện hộ nghèo, thu nhập của gia đình không ổn định, phụ thuộc vào thời tiết thuận lợi hay có hại cho vật nuôi, cây trồng. Được sự hỗ trợ của địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, năm 2016, anh Thân được vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay ưu đãi Hộ nghèo để chăn nuôi, sản xuất. Từ nguồn vốn vay, gia đình anh đầu tư khoanh vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung thay vì chăn thả tự do như trước đây. Sau đó một năm anh đề nghị vay thêm 20 triệu đồng nguồn vốn Nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn xây dựng hệ thống cung cấp nước để chủ động được nguồn nước sạch phục vụ cho gia đình và tưới tiêu đồng cỏ, cung cấp thức ăn cho gia súc. Nhận thấy điều kiện phù hợp và được hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm anh tiếp tục làm thêm mô hình nuôi dê núi và heo rừng. Năm 2019, NHCSXH thực hiện nâng mức cho vay các chương trình ưu đãi đến 100 triệu đồng không cần thế chấp, anh Thân tiếp tục đề nghị vay bổ sung thêm 40 triệu để tăng số lượng đàn gia súc của mình lên.

Tính đến nay, anh Hồ Thân đang nuôi trên 06 con bò, gần 15 con heo rừng, 20 con dê núi và nhiều gia cầm khác. Anh là một trong những tấm gương vươn thoát nghèo điển hình của huyện Minh Hóa nói chung và xã Trọng Hóa nói riêng.

Ngoài gia đình anh Hồ Thân, còn có hàng trăm hộ nghèo và gia đình đồng bào DTTS nhờ nguồn vốn ưu đãi vươn lên thoát cảnh nghèo, làm ăn khá giả, điển hình là Gia đình chị Đinh Thị Lan ở thôn Tân Hòa, gia đinh chi Đinh Thị Thành ở thôn Đa Thịnh, xã Hóa Hợp là những người đầu tiên đưa giống thanh long từ tỉnh Bình Thuận về trồng, mới đầu chỉ là vài chục gốc, sau 5 năm gia đình các chị đã phát triển được gần 600 gốc, trong đó có 100 gốc thanh long ruột đỏ. Mô hình trồng thanh long đã cho gia đình chị Lan và chị Thành nguồn thu mỗi năm gần 80 triệu đồng/hộ; gia đình bà Đinh Thị Thất ở thị trấn Quy Đạt trồng hơn 400 gốc cây ăn quả như ổi, bưởi, cam cho thu nhập mỗi năm gần 100 triệu đồng.

Phát huy kết quả đạt được NHCSXH huyện Minh Hoá tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 40, tập trung huy động mọi nguồn lực, kiên trì hoạt động theo phương châm “tất cả vì người nghèo” và “không để đồng bào DTTS thiếu vốn sản xuất” mạnh dạn đổi mới phương thức đầu tư, hỗ trợ kịp thời, đầy đủ chương trình giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới ở vùng cao Minh Hoá./.

 

CTV - Hải Dương

NHCSXH Minh Hoá

More