VĂN BẢN MỚI
Thống kê truy cập
Số lượng và lượt người truy cập
-
Online 7
-
Hôm nay 4183
Tổng 2.334.725
WEBSITE SỞ NGÀNH
Những “ cánh sen hồng “ trên bản xanh
Bên chum rượu cần thơm lừng và món thịt hun khói đặc trưng của người dân tộc Chứt và dân tộc Mày thuộc Bản Lòm xã Trọng Hóa; Ông Phan Đình Kiệu Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình vừa vui vẻ nhớ lại.
Đ/c Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện thực hiện đối chiếu, phân loại nợ tại Bản Lòm-xã Trọng Hóa
Đã hơn 15 năm công tác tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Minh Hóa, cũng là 15 năm gắn bó, lăn lộn và trải qua những ngày tháng khó khăn nhất cùng với các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số tại 2 xã Biên giới Dân Hóa và xã Trọng Hóa. Ở đây người dân không biết tự tìm đến Ngân hàng vay vốn bao giờ cả, cán bộ tín dụng phải tìm đến dân. Mình là người dưới xuôi lên, phong tục tập quán chưa quen, tiếng nói không biết nhiều nên khó tiếp cận người dân lắm, lúc đầu nói về chính sách vay tiền và thực hiện giải ngân, thu nợ, thu lãi tại xã rất ít người tin, ...
Hòa cùng câu chuyện của đồng chí Giám đốc, anh Nguyễn Anh Tuấn là cán bộ tín dụng địa bàn cùng chia sẻ: Cái khó nhất là am hiểu phong tục, tập quán để khi đến nhà dân làm việc. Thời gian đầu Tuấn bỏ công đi học tiếng, học phong tục tập quán, tập uống rượu cần. Đến nay, sau 4 năm theo dõi địa bàn Tuấn đã trở thành một người bản địa thực sự, biết uống rượu cần, biết ăn các món ăn bản địa, hiểu và giao tiếp tương đối tốt với các hộ dân tộc trong các Bản.
Ngân hàng CSXH là Ngân hàng đầu tiên và duy nhất có mở Điểm giao dịch tại xã để phục vụ bà con dân bản tại chính nơi mà họ sinh sống, đường xá đi lại vất vả lắm, xã nằm cách xa trung tâm huyện hơn 70 km. Với phương châm hoạt động là phục vụ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, muốn cho bà con dân bản không phải vất vả đi lại. Hàng tháng đến hẹn lại lên, cứ đúng ngày 14 hàng tháng tại Điểm giao dịch cố định tại xã, những “cánh sen hồng” mang tên cán bộ tín dụng Ngân hàng CSXH lại về cùng với bà con dân Bản.
Ngoài việc cho vay tiền, cán bộ tín dụng cùng Hội, đoàn thể nhận ủy thác còn trèo đèo, lội suối đến từng thôn bản vận động, hướng dẫn bà con lập dự án vay vốn. Để một đồng vốn vay có hiệu quả, cán bộ tín dụng phải đi khảo sát, vận động, giải thích cho bà con hiểu những quy định của Ngân hàng. Sau đó quay lại làm việc với xã để làm các thủ tục hành chính rồi mang tiền lên giao tận tay cho bà con. Sau khi cho vay, cán bộ Ngân hàng cùng cán bộ chuyên môn của huyện và các chiến sỹ Biên phòng tại Bản bám sát các hộ vay để hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt để đồng vốn được phát huy hiệu quả. Đến nay tất cả các Bản, làng ở hai xã Dân Hóa và xã Trọng Hóa không nơi nào thiếu dấu chân người cán bộ tín dụng Ngân hàng CSXH.
CTV: Phan Hùng Cường